TP Cần Thơ và ĐBSCL đang trở thành “miền đất hứa” đối với nhà đầu tư Hà Nội và TP.HCM. Đặc biệt, trước bối cảnh khung giá đất mới sẽ điều chỉnh tăng gấp nhiều lần tại 2 đô thị lớn nhất cả nước này.
Đâu là điểm đến an toàn?
Dân số ngày càng đông, khan hiếm quỹ đất, nguồn cung “nhỏ giọt”, cạnh tranh lớn cùng với đó là giá đất tăng “chóng mặt” trong bối cảnh hàng loạt dự án đang triển khai nằm trong tầm rà soát, thanh kiểm tra pháp lý… đang là bức tranh chung của thị trường bất động sản Hà Nội và TP.HCM.
Ghi nhận cho thấy, khu vực trung tâm Hà Nội (Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ) và khu vực Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (TP.HCM) đang sở hữu mức giá từ 1,2 – 1,4 tỉ đồng/m2, và được coi là 2 trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Còn ở Hải Phòng xác lập mức giá thị trường không dưới 200 triệu đồng/m2, đặc biệt một số vị trí đắc địa tại thành phố biển Đà Nẵng cũng đã lên tới 500 – 600 triệu đồng/m2.

Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh tại TP.HCM đang đối mặt với áp lực dân số, giao thông và ô nhiễm môi trường sống.
Giới chuyên gia phân tích, dù cho chính quyền các địa phương này có điều chỉnh tăng giá đất lên 30-40% thì cũng còn rất xa mới có thể “đuổi kịp” giá thị trường. Và đã có ý kiến cho rằng, tại những đô thị lớn nên đề xuất cứ 6 tháng – 1 năm điều chỉnh giá đất một lần thay vì chu kì 5 năm như trước đây, nhằm bình ổn tình hình kinh tế, xã hội, hạn chế mâu thuẫn xảy ra do khiếu nại, tố cáo bắt nguồn từ thực tế đền bù giải phóng mặt bằng không thỏa đáng.
Trước bối cảnh ấy, việc tìm kiếm vùng đất mới an toàn hơn mang về tỉ suất sinh lời tối đa chính là xu hướng tất yếu trong trung và dài hạn. Trong đó, ĐBSCL nơi có Thủ phủ Tây Đô năng động đang vươn mình phát triển được cho là điểm đến lý tưởng của giới đầu tư Sài Gòn, Hà Nội trong thời gian tới.

Cần Thơ trở thành điểm đến đầu tư bất động sản nhờ kết nối hạ tầng đa điểm.
Cần Thơ – hạ tầng thúc đẩy bất động sản tăng trưởng
Một trong những lý do quan trọng tạo nên sức hút của thị trường bất động sản Cần Thơ chính là nhờ bệ phóng hạ tầng. Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm của thành phố và khu vực được chính phủ quan tâm đầu tư hoàn thiện với quy hoạch đồng bộ trên cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không.
Trong đó phải kể đến nhiều công trình giao thông trọng điểm cấp quốc gia được cho là cú hích “tỉ đô” góp phần nâng tầm khu vực ĐBSCL: Đường sắt cao tốc TP.HCM – Cần Thơ, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, QL 80, QL Nam sông Hậu, QL 60 kết nối cầu Đại Ngãi, cầu Vàm Cống (đã hoàn thành), cầu Mỹ Thuận 2 đang được gấp rút thi công… đã mở lối cho nhà đầu tư khắp nơi về với ĐBSCL, trong đó Cần Thơ – thành phố của hệ sinh thái sông nước đẹp nhất thế giới mỗi năm đón gần 10 triệu lượt khách du lịch, đang hướng tới đô thị thông minh, trở thành nơi đáng sống bậc nhất Việt Nam.

TP Cần Thơ sở hữu hệ sinh thái trong lành đang thu hút mạnh đầu tư nước ngoài